Thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học chương giáo dục phổ thông 2018

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 16/NQ-CP về đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo đó, Chính phủ thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại tờ trình số 1142/TTr-BGDĐT ngày 28-8-2024, và hồ sơ liên quan kèm theo.

Chính phủ giao bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị bổ sung nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để trình Quốc hội quyết định việc xây dựng, ban hành nghị quyết tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (tháng 5-2025) theo quy trình xem xét, thông qua tại một kỳ họp.

Thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học chương giáo dục phổ thông 2018 - ảnh 1
Hiện nay, số lượng giáo viên âm nhạc, mỹ thuật ở cấp trung học cơ sở có trình độ đại học trở lên vẫn chưa đủ để bố trí giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ trưởng Bộ Tư pháp; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành nghị quyết này.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đa số các trường trung học phổ thông chưa có giáo viên môn nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) để học sinh lựa chọn môn học theo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2022-2023.

Số lượng giáo viên âm nhạc, mỹ thuật ở cấp trung học cơ sở có trình độ đại học trở lên vẫn chưa đủ để bố trí giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

Công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học đối với ngành sư phạm lịch sử - địa lý, khoa học tự nhiên, sư phạm âm nhạc và sư phạm mỹ thuật (thời gian đào tạo trình độ đại học là 4 năm), chưa kịp để đáp ứng nguồn giáo viên cho công tác tuyển dụng.

Do đó, cần thiết phải tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành, và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên, bảo đảm có đủ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở một số môn học.

Việc xây dựng nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định của Luật Giáo dục 2019 và triển khai nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Mục tiêu cụ thể nhằm bảo đảm đủ số lượng giáo viên triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở một số môn học mới, môn học mang tính đặc thù để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(PNTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tại hội nghị thông tin phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều chuyên gia nhìn nhận phổ điểm các môn thi tốt nghiệp năm nay "đẹp", phù hợp xét tốt nghiệp và phân loại để xét tuyển đại học.
Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.