Ghen tuông “vô lối” - một dạng rối loạn hoang tưởng dai dẳng

ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bệnh nhân thường có suy nghĩ, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế, ghen tuông một cách quá mức mà không hề có căn cứ. Họ thường không tự biết mình bị bệnh nên rất khó để người nhà giải thích hoặc đả thông tư tưởng.

Ghen tuông không thể kiểm soát

Điển hình như một trường hợp nữ bệnh nhân N.H.B (48 tuổi, Hà Nội). Theo lời kể của bệnh nhân và người nhà, bệnh nhân lấy chồng năm 19 tuổi, có 3 người con; các con đã lớn và đi làm.

Khoảng hơn 2 năm trước, bệnh nhân biểu hiện dễ nóng nẩy, hay cáu giận với các con; đồng thời cho rằng chồng ngoại tình mặc dù đã được giải thích nhưng không tin. Bệnh nhân tìm kiếm thông tin, theo dõi chồng, hay kiểm tra zalo của chồng và nghi ngờ chồng có liên hệ với người yêu đầu (bệnh nhân là người yêu thứ hai).

Bệnh nhân cũng hay kiểm tra tin nhắn mạng xã hội Instagram của chồng thấy nhiều tin nhắn công việc với kế toán của công ty, bệnh nhân nghi ngờ chồng ngoại tình với kế toán. Sau đó, mỗi lần đi công việc bệnh nhân thường yêu cầu chồng chụp ảnh để kiểm tra. Cùng với đó, bệnh nhân bị mất ngủ tăng dần, mệt mỏi, nhiều lúc cảm thấy buồn chán về mối quan hệ với chồng.

Cách đây 2-3 tháng, bệnh nhân nhìn thấy bức ảnh của chồng chụp không rõ ràng liền nổi nóng, cáu gắt, chửi mắng các thành viên gia đình (chồng, các con và người giúp việc); thậm chí còn doạ chết, doạ giết... Sau khi được đưa đến Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) khám, bệnh nhân được chẩn đoán bị rối loạn hoang tưởng dai dẳng. Sau 28 ngày điều trị phối hợp các thuốc chống loạn thần với liệu pháp tâm lý cá nhân, gia đình, tâm lý bệnh nhân ổn hơn, không còn ý nghĩ kiểm soát chồng như trước.

Ghen tuông “vô lối” - một dạng rối loạn hoang tưởng dai dẳng - ảnh 1
Ảnh minh họa

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh

Theo các nghiên cứu, rối loạn hoang tưởng dai dẳng là một rối loạn tâm thần hiếm gặp < 0,2% (0,05 - 0,1%) dân số. Tuổi trung bình khởi phát khoảng 40 tuổi dao động từ 18 - 80 tuổi, bệnh gặp cả ở nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, với một số dạng hoang tưởng dai dẳng như hoang tưởng bị hại, hoang tưởng ghen tuông lại phổ biến hơn ở nam giới; trong khi đó, hoang tưởng được yêu, hoang tưởng tự cao lại phổ biến hơn ở nữ giới.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến hoang tưởng dai dẳng có thể là do: Tiền sử gia đình; stress, căng thẳng mạn tính; sang chấn thời thơ ấu; lòng tự trọng thấp; sử dụng các chất gây nghiện; kinh tế xã hội thấp, trình độ học vấn thấp; vô gia cư; tình trạng độc thân, goá bụa.

Dấu hiệu nhận biết ban đầu

Rối loạn hoang tưởng có thể phát triển từ rối loạn nhân cách hoang tưởng có sẵn. Bắt đầu từ giai đoạn đầu tuổi trưởng thành, những người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng có biểu hiện mất lòng tin và nghi ngờ đối với người khác cũng như động cơ của họ.

Các triệu chứng ban đầu của rối loạn hoang tưởng có thể bao gồm: Cảm thấy bị lợi dụng; bận tâm đến sự trung thành hoặc đáng tin cậy của bạn bè; gán ý nghĩa mang tính chất đe dọa với các sự kiện đời thường; sẵn sàng phản ứng với những điều nhỏ nhặt được nhận thấy; hành vi không rõ ràng là kỳ quái hay kỳ quặc (những người mắc chứng rối loạn hoang tưởng có xu hướng hoạt động tương đối tốt, ngoại trừ khi hoang tưởng cụ thể của họ gây ra vấn đề).

Dự phòng và điều trị

Rối loạn hoang tưởng nếu không được điều trị có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm thường là hậu quả của những khó khăn liên quan đến hoang tưởng. Hoang tưởng có thể dẫn đến bạo lực hoặc các vấn đề liên quan đến pháp lý, chẳng hạn như theo dõi hoặc quấy rối người khác có thể dẫn đến bị bắt giữ. Ngoài ra, hoang tưởng có thể gây cản trở các mối quan hệ, trở nên xa lánh người khác.

Hiện nay không có biện pháp dự phòng với bệnh hoang tưởng dai dẳng. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp làm giảm ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, gia đình và các mối quan hệ bạn bè.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đánh mất hạnh phúc

Đánh mất hạnh phúc

(PNTĐ) - Đồng hồ điểm báo đã 12 rưỡi đêm. Ông An cứ trằn trọc mãi vẫn không sao ngủ được. Đêm thanh vắng, tiếng con tắc kè kêu trong đêm thanh vắng nghe càng não nùng.
Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

(PNTĐ) - Anh chị bước vào cuộc hôn nhân kiểu “rổ rá cạp lại”, mang theo “con anh, con em” để cùng nhau xây dựng một gia đình mới. Những tưởng, sẽ gây dựng được một tổ ấm sau những đổ vỡ trước đó, nhưng mọi thứ lại một lần nữa bất ổn với họ.
Mẹ chồng là tri kỷ

Mẹ chồng là tri kỷ

(PNTĐ) - Ngày về làm dâu, chị Nguyễn Bích Nhung (32 tuổi, huyện Quốc Oai, Hà Nội) kể, mẹ chồng nói với chị: “Một khi mẹ đón con về làm dâu thì mẹ sẽ coi con như con gái trong nhà. Mẹ không muốn con dâu phải khổ vì ngày xưa làm dâu mẹ đã khổ lắm rồi…”.
Kho báu của bố

Kho báu của bố

(PNTĐ) - Năm nào cũng thế, trước ngày sinh nhật tôi mấy ngày, bố tôi thể nào cũng gọi điện cho con gái và trịnh trọng thông báo: “Tôi đã cất vào kho lưu trữ của cô rồi nhé”. Kho lưu trữ của bố là một chiếc hộp thiếc, và thứ bố cất là tờ lịch của ngày 25 tháng 4”.