Bản hùng ca bất diệt của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Bài và ảnh: HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hà Nội hiện nay có khoảng 2.200 người là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến và 159 gia đình thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố. Các chiến sĩ năm xưa tuy giờ tuổi đã cao, sức yếu, nhưng ý chí và truyền thống yêu nước, lòng nhiệt huyết xây dựng quê hương đã truyền lửa cho các thế hệ trẻ của Thủ đô hôm nay.

Bản hùng ca bất diệt của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa - ảnh 1
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chào đón các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.

Sống mãi những ký ức hào hùng, lịch sử
Đại tá Nguyễn Thụ, quyền Trung đội trưởng, Đại đội 269, Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308, sinh năm 1933 tại làng chiêm trũng nghèo Đại Thượng, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Mới sinh ra đời, bố ông đã bị mật thám Hà Nội bắt vì hoạt động cộng sản. Từ nhỏ đã chứng kiến cảnh đất nước bị giặc Pháp áp bức, nô dịch, thấy nỗi nhục của người dân mất nước, trong đó có gia đình mình, chưa đầy 16 tuổi, chàng trai trẻ xung phong nhập ngũ với suy nghĩ tham gia kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp để giành độc lập cho đất nước. 

Sau một tuần huấn luyện, ông đi chiến đấu liên tục ở các chiến trường, tham gia nhiều chiến dịch trong những năm chống thực dân Pháp. Do có thành tích trong chiến đấu, năm 1952, ông được chọn đi học sĩ quan khóa 7 tại Trường Lục quân Việt Nam (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1) đóng quân ở Vân Nam, Trung Quốc. 
Ngày 18/2/1954, ông cùng đồng đội được lệnh trở về Điện Biên Phủ cùng tham gia chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch. 

Nhớ lại những ngày tháng lịch sử, Đại tá Nguyễn Thụ chia sẻ: “Sau thắng lợi giòn giã ở đợt tiến công thứ nhất; bước sang đợt 2, ngay trong đêm 30/3/1954, ta đồng loạt đánh vào 5 ngọn đồi ở phía Đông Mường Thanh là A1, C1, C2, D, E. Đêm ấy, ta diệt gọn 3 cứ điểm C2, D, E; còn đồi C1, A1 hai bên giằng co, mỗi bên giữ một nửa, riêng A1 kéo dài 36 ngày đêm. Đánh đồi A1 chủ yếu là Đại đoàn 316 và Đại đoàn 308. Trận đánh ác liệt này, mặc dù địch bị tiêu diệt nhiều nhưng cán bộ, chiến sĩ ta cũng hy sinh tổn thất rất lớn. Trung đội do tôi chỉ huy được điều lên thay quân chiến đấu trên đồi A1 một ngày và gần 2 đêm. Thời gian này, Trung đội tôi chiến đấu nhiều trận rất ác liệt. Do tiếng pháo binh ta bắn mãnh liệt vào đồi A1 và pháo binh địch chống trả nên tai chúng tôi bị điếc đặc, không còn nghe thấy gì nữa. Qua chiến đấu, Trung đội tôi chỉ còn 5 đồng chí, còn lại là hy sinh và bị thương…

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã qua 70 năm, tôi vẫn luôn nhớ những ngày tháng chiến đấu ác liệt, đầy hy sinh gian khổ. Đặc biệt ghi nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của vị Tổng tư lệnh Mặt trận Điện Biên Phủ tài ba - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng biết bao đồng bào, đồng chí, đồng đội đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Điện Biên Phủ…”.

Sau 43 năm công tác phục vụ quân đội, Đại tá Nguyễn Thụ được tặng thưởng 8 huân chương. Về hưu, được Đảng bộ phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Đảng bộ. Với bản chất, trách nhiệm người lính cụ Hồ, phát huy truyền thống chiến sĩ Điện Biên năm xưa nên ông đã cùng Đảng bộ lãnh đạo phường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, xây dựng địa phương phát triển toàn diện…

Vừa tốt nghiệp chương trình lớp 7, tròn 17 tuổi, cô gái trẻ Nguyễn Thị Minh Thuận (SN 1937, Đống Đa, Hà Nội) đã xung phong tham gia hỗ trợ, chăm sóc các thương binh tại trận chiến Điện Biên Phủ. 

70 năm trôi qua, cựu dân công hỏa tuyến Nguyễn Thị Minh Thuận vẫn nhớ như in thời gian từ tháng 2-3/1954 tại bản Kéo (Điện Biên) đang cao trào của chiến dịch, bà được nhận nhiệm vụ chăm thương binh. Ấn tượng của bà là khi chăm sóc thương binh tên Điển bị cụt chân. Trong quá trình chăm sóc phải cõng anh đi lại nên nhiều lần hai người ngã lên ngã xuống. Với tình thương như người nhà của các chiến sĩ, bà và đồng đội không chút ái ngại khi tắm giặt cho họ với suy nghĩ họ không có người nhà chăm sóc nên giờ mình như người thân của họ. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, bà đăng ký đi học tại Trường Đại học Y Hà Nội, rồi công tác tại đây.

Khi nghỉ hưu, nữ dân công hỏa tuyến, nữ y tá năm xưa vẫn đóng góp sức mình vào xây dựng quê hương, tham gia nhiệt tình các phong trào như Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN phường… và là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Đại tá Nguyễn Thụ, nữ dân công hỏa tuyến Nguyễn Thị Thuận là hai trong số hàng ngàn thanh niên Thủ đô năm xưa tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, đóng góp sức mình làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 
Tiếp tục phát huy truyền thống chiến sĩ Điện Biên 
Tại buổi gặp mặt, tri ân các đại biểu, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn TP Hà Nội trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ vừa qua, đồng chí Bí Thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn trân trọng, tự hào và biết ơn những người con ưu tú của Thủ đô đã không quản gian khổ, hy sinh, chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ dự cuộc gặp mặt thực sự là những tấm gương tiêu biểu, là niềm tự hào của Thủ đô, các bác, các đồng chí là những tấm gương sinh động, có sức lan tỏa trong sự nghiệp bồi dưỡng, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cách mạng cho các thế hệ người Hà Nội, nhất là thế hệ trẻ.

Bản hùng ca bất diệt của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa - ảnh 2
Cựu dân công hỏa tuyến Nguyễn Thị Minh Thuận chụp ảnh lưu niệm cùng PV Báo PNTĐ.

Mặc dù các bác, các đồng chí đều đã cao tuổi, sức khỏe giảm sút, song với nhiệt tình cách mạng, với tâm huyết, kinh nghiệm phong phú và tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân, các bác, các đồng chí đã luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, ý chí “Quyết chiến, quyết thắng” và tinh thần người chiến sĩ Điện Biên năm xưa, tích cực, gương mẫu tham gia những công việc thiết thực để xây dựng quê hương, đất nước.

70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ mãi là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mãi mãi về sau. Trong bối cảnh, tình hình thế giới và khu vực hiện nay thường xuyên biến động phức tạp, khó lường. Đất nước và Thủ đô Hà Nội đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới, đan xen vào đó là những thách thức, khó khăn không nhỏ.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô Hà Nội tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc, ra sức phấn đấu, bồi dưỡng ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời tiếp tục chủ động xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc. Xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân.

"Ôn lại sự kiện lịch sử vinh quang chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, mỗi chúng ta hôm nay đều cảm nhận sâu sắc hơn niềm vinh dự, tự hào dân tộc; đồng thời cũng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với vận mệnh của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Đặc biệt, truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí “quyết chiến, quyết thắng” của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, quyết tâm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”"- Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

(PNTĐ) -  Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Bắc Kinh ký ngày 30/10/2022, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Triển lãm  “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm“Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh).
Kỳ họp thứ 7, chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

Kỳ họp thứ 7, chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

(PNTĐ) - Sáng 19/5, tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an, vì thế Quốc hội họp kỳ này chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm đối với chức danh này.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

(PNTĐ) - Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV sẽ khai mạc ngày mai 20/5/2024, dự kiến sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi); Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cho ý kiến về Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

(PNTĐ) - Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ chiến sĩ, văn sĩ… yêu nước lại nhắc lại kỷ niệm những lần được gặp Bác Hồ. Đó là niềm vinh dự, kỷ niệm quá đỗi linh thiêng và không thể nào quên được...
Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

(PNTĐ) - Với người trẻ, mặc dù chỉ biết Bác qua các bộ phim tư liệu, bài hát, phương tiện truyền thông, hay qua lời kể của ông bà… thế nhưng họ luôn dành một tình cảm đặc biệt kính trọng đối với Bác.