Cơ chế chính sách đặc thù gỡ các “nút thắt” giúp các dự án hoàn thành tiến độ

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 25/5, kỳ họp thứ 7, phiên họp tại tổ, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận, bày tỏ sự thống nhất cao về sự cần thiết của Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước); điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Cơ chế chính sách đặc thù gỡ các vướng mắc trong thực hiện dự án

Đại biểu Trần Việt Anh nêu, việc đầu tư dự án sẽ từng bước hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương và tăng cường liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng nói riêng, tạo động lực, sức lan tỏa, thuận lợi kết nối với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và Cảng Cái Mép - Thị Vải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Cơ chế chính sách đặc thù gỡ các “nút thắt” giúp các dự án hoàn thành tiến độ - ảnh 1
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội)

Đồng tình với chủ trương đầu tư, cơ chế chính sách đặc thù cho tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, từ trước đến nay, các cơ chế, chính sách đặc thù luôn phát huy hiệu quả tháo gỡ vướng mắc, các “nút thắt” của các cơ chế, chính sách thông thường, giúp cho các chương trình, dự án được hoàn thành đúng tiến độ.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất với tuyến cao tốc này và cả dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội nên tạo tiền lệ thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Bổ sung đối tượng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) tán thành và đánh giá cao việc đề xuất bổ sung 4 đối tượng gồm một số đơn vị sự nghiệp công lập là trường dự bị đại học, đại học, trường chuyên biệt; các trường phổ thông dân tộc nội trú; các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số và một số trung tâm y tế huyện, bệnh viện của huyện có xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vì thực tế trong quá trình thực hiện nội dung này đang bị “vướng” và rất khó. Tuy nhiên, theo đại biểu, không nên ban hành nghị quyết riêng về điều này mà chỉ nên ghi trong nghị quyết chung của kỳ họp.

Cơ chế chính sách đặc thù gỡ các “nút thắt” giúp các dự án hoàn thành tiến độ - ảnh 2
Đại biểu Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (Đoàn Thanh Hóa) 

Đại biểu Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (Đoàn Thanh Hóa) cho rằng, do không điều chỉnh nhiều nội dung nên tên gọi như Tờ trình chưa phù hợp. Đại biểu Xuân đề xuất tên gọi chỉ nên là điều chỉnh một số nội dung liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và cũng không nên ban hành nghị quyết riêng.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) đánh giá cao và ủng hộ việc mở rộng đối tượng thụ hưởng của chương trình. Theo Tờ trình của Chính phủ, việc mở rộng các đối tượng hưởng thụ của Chương trình áp dụng cho 4 nhóm, là các đối tượng tác động trực tiếp đến 3/6 chỉ số đo lường của chuẩn nghèo đa chiều: Giáo dục, y tế và văn hóa thông tin.

Do thời gian còn lại của giai đoạn 1 không nhiều (còn 1,5 năm), đại biểu kiến nghị Chính phủ khẩn trương rà soát ban hành ngay danh mục các đối tượng thụ hưởng cụ thể, ban hành kế hoạch triển khai; quyết liệt chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện.

Trong quá trình xác định danh mục các đối tượng cần lưu ý tránh trùng lắp, nhất là đối với các đối tượng đã được đầu tư theo chương trình phục hồi kinh tế và theo Nghị quyết số 99/2023/QH15 về "Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng".


Tin cùng chuyên mục

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ

(PNTĐ) - Chiều 17/5, thảo luận tại tổ 1, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Trước hết, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Sư đoàn Phòng không 361 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhất

Sư đoàn Phòng không 361 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhất

(PNTĐ) - Tròn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, sáng 17/5, Sư đoàn Phòng không 361 long trọng kỷ niệm Ngày truyền thống và đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Đây không chỉ là sự ghi nhận những chiến công hiển hách trong lịch sử, mà còn là động lực to lớn để cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn vững bước bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong tình hình mới.
Đề xuất bổ sung nội dung “đảm bảo tính đặc thù của các tổ chức thành viên” trong Hiến pháp sửa đổi

Đề xuất bổ sung nội dung “đảm bảo tính đặc thù của các tổ chức thành viên” trong Hiến pháp sửa đổi

(PNTĐ) - Thống nhất với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, bà Trần Thu Thủy, Nguyên Chánh văn phòng Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho rằng Dự thảo đã nêu khá rõ những vấn đề của hệ thống các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, việc thực hiện chủ trương của Đảng về nghiên cứu sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là điều cần thiết.