Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội đã ban hành Thông báo số 3568/TB-TTKQH thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội - ảnh 1
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội.

Ông Trần Thanh Mẫn 62 tuổi, quê ở tỉnh Hậu Giang; Tiến sĩ Kinh tế. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng ba khóa 11-13, Bí thư Trung ương Đảng khóa 12, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13, đại biểu Quốc hội ba khóa 13-15.

Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội vào tháng 4/2021, ông Trần Thanh Mẫn từng giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hiện nay, Quốc hội có bốn Phó chủ tịch, gồm các ông: Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Khắc Định và Trần Quang Phương.

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Hiến pháp để đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai

Sửa đổi Hiến pháp để đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai

(PNTĐ) -Trong bất kỳ quốc gia nào, Hiến pháp không chỉ là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, mà còn là biểu tượng của ý chí nhân dân, là định hướng chiến lược cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Mỗi lần sửa đổi Hiến pháp là một lần toàn dân tộc cùng nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai. Với tư cách là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại một trường trung học phổ thông ngoại thành Hà Nội lại là một đảng viên, tôi coi việc góp ý cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là một trách nhiệm chính trị, một bổn phận công dân và cũng là một sự trăn trở của người làm giáo dục.