Trung tâm công nghiệp văn hoá không quá 30% diện tích cho thương mại, dịch vụ

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô.

Theo Nghị quyết, yêu cầu về tổ chức, hoạt động của thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa, bảo đảm tối thiểu 70% các hoạt động sản xuất, kinh doanh đăng ký trong trung tâm công nghiệp văn hóa thuộc các ngành, lĩnh vực công nghiệp văn hoa, bao gồm cả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

Trung tâm công nghiệp văn hoá không quá 30% diện tích cho thương mại, dịch vụ  - ảnh 1
Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương trình bày tờ trình.

Bố trí không quá 30% diện tích sử dụng của trung tâm công nghiệp văn hoá dành cho hoạt động thương mại, dịch vụ phụ trợ các hoạt động công nghiệp văn hoá; ưu tiên hoạt động thương mại, dịch vụ găn trực tiếp với các ngành công nghiệp văn hoá của trung tâm.

Bảo đảm tối thiểu 10% diện tích sử dụng của trung tâm công nghiệp văn hóa để tổ chức không gian làm việc chung và hạ tầng khác để hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, ươm tạo doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Có phương án hỗ trợ nghệ sĩ, nghệ nhân, người thực hành văn hóa trong hoạt động sáng tạo, thiết kế, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày tác phẩm và sản xuất sản phẩm văn hoá.

Về lập quy hoạch, danh mục công trình tài sản công để thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chi tiết trung tâm công nghiệp văn hóa đối với dự án đầu tư có sử dụng đất được thực hiện như: 

Đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao làm chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch chi tiết để thực hiện dự án đầu tư, trình cấp thẩm quyền phê duyệt; Đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao làm chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch chi tiết để thực hiện dự án đầu tư, trình cấp thẩm quyền phê duyệt;

UBND cấp xã tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên;

Việc lập danh mục công trình tài sản công để thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa được thực hiện như sau: Căn cứ nguyên tắc thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa quy định tại Điều 4, cơ quan, tổ chức lập danh mục công trình tài sản công thuộc phạm vị quản lý và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Thành phố, trang thông tin điện tử do mình quản lý.

Danh mục bao gồm tên công trình; địa chỉ công trình; diện tích xây dựng, diện tích đât; hiện trạng công trình; phương án đâu tư cải tạo, sửa chữa, nâng câp cong trinh sử dụng vôn ngân sách nhà nước (nêu có); thời gian dự kiến sử dụng hoặc thời gian cho thuê; yêu cầu về bảo vệ, giữ gìn, bảo trì công trình và di sản văn hóá trong phạm vi công trình; những nội dung khác (nếu có).

Đầu tư trung tâm công nghiệp văn hoá: Nhà đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa theo các hình thức: Thành lập mới doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập hoặc giao cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hiện có để quản lý, vận hành; Nhượng quyền quản lý, vận hành theo quy định tại Nghị quyết số

27/2024/NQ-HĐND ngày 19 tháng 11 năm 2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nôi:

Cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định tại Nghị quyết số 28/2024/NQ-HĐND ngày 19 tháng 11 năm 2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Nhà đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước để thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa được thực hiện theo hình thức sau: Thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; nhận nhượng quyền, thuê công trình tài sản công.

UBND Thành phố Hà Nội quyết định thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa.

Trung tâm công nghiệp văn hoá không quá 30% diện tích cho thương mại, dịch vụ  - ảnh 2
Các đại biểu nhấn nút biểu quyết.

Lĩnh vực, nội dung hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa bao gồm một hoặc một số ngành công nghiệp văn hóa sau đây: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa, văn hóa ẩm thực. 

Nội dung hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa bao gồm: Sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp văn hoá; Cung cấp dịch vụ cho thuê mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang, thiết bị để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; dịch vụ tổ chức hoạt động trưng bày, biểu diễn, triển lãm và tổ chức sự kiện văn hóa khác;

Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ sáng tạo và sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa; Cung cấp dịch vụ hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ văn hóa; Tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm văn hóa: Xúc tiến thương mại...

Về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tổ chức sự kiện: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong trung tâm công nghiệp văn hóa được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ:

Ngân sách của Thành phố hỗ trợ: Kinh phí tham gia các chượng trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Thành phố; hỗ trợ quảng bá, truyền thông về trung tâm công nghiệp văn hóa, sản phẩm, dịch vụ văn hoá; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghiệp văn hóa; hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thông qua các chương trình tài trợ và vườn ươm doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định của Thành phố.

Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn, lệ phí đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ, sản phẩm văn hóa nhưng không vượt quá 50 triệu đồng/hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Các sự kiện, hoạt động văn hoa, nghệ thuật trong trung tâm công nghiệp văn hóá được hưởng các hỗ trợ sau đây:

Hỗ trợ 100% kinh phí quảng bá, truyền thông về sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên các phương tiện thông tin, truyền thông thuộc Thành phố...

Trước khi các đại biểu HĐND biểu quyết, UBND TP Hà Nội đã tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại khoản 1 điều 3 dự thảo Nghị quyết nêu:

Các hoạt động của Trung tâm Công nghiệp văn hoá bao gồm: (1) Các hoạt động sáng tạo nghệ thuật và văn hoá (tổ chức tọa đàm, trao đổi sáng tạo; hình thành các không gian làm việc chung, tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu tác phẩm mới…) (2) Hỗ trợ các ứng dụng công nghệ trong văn hoá (các hoạt động số hoá, ứng dụng công nghệ mới…)

(3) Đào tạo và phát triển kỹ năng (mở các lớp, khoá học đào tạo, chương trình ươm mầm tài năng, giao lưu chuyên gia, nhà sáng tạo trong nước và quốc tế…) (4) Giao lưu và kết nối cộng đồng (tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, toạ đàm, các hoạt động cộng đồng tham gia…)

(5) Khởi nghiệp và hỗ trợ sáng tạo (kết nối, hỗ trợ các điều kiện: không gian làm việc chung, chuyên gia, nguồn lực tài chính…cho các cá nhân, nhóm hình thành sản phẩm sáng tạo)… 

Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và các khu vực khác có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa: (1) Khu vực bãi sông, bãi nổi sông Hồng, được Hà Nội xác định là không gian tiềm năng để xây dựng và hình thành Trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của Thủ đô, đây là lộ trình có tính dài hạn. Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết xác định phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan

Khu vực khác có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa là lợi thế của Thủ đô với nhiều khu vực tiềm năng, đây là các khu vực có thể hình thành các Trung tâm Công nghiệp văn hoá ngay trong thời gian ngắn như: các khu vực có di tích lịch sử, văn hoá: khu Hoàng Thành Thăng Long, làng cổ Đường Lâm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu phố cổ Hoàn Kiếm, thành cổ Sơn Tây…;

các khu vực là di sản công nghiệp: nhà máy xe lửa Gia Lâm, khu công nghiệp Cao Xà Lá, nhà máy Bia Hà Nội…; các khu vực tuyến phố đi bộ: phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang, phố Trịnh Công Sơn (hồ Tây); các khu vực đã sẵn các điều kiện cơ sở hạ tầng, không gian văn hoá… thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

(PNTĐ) - Thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội và một số ban, bộ, ngành liên quan. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, lãnh đạo các bộ, ban, ngành.
Thuế thành phố Hà Nội: Các KOC, KOS, KOL làm chủ, các cá nhân nộp hơn 40 tỷ đồng tiền thuế

Thuế thành phố Hà Nội: Các KOC, KOS, KOL làm chủ, các cá nhân nộp hơn 40 tỷ đồng tiền thuế

(PNTĐ) - Chiều 10/7, Thuế thành phố Hà Nội thông tin, đơn vị đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, ứng dụng công nghệ số, phân tích dữ liệu lớn từ các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), ngân hàng, mạng xã hội và các tổ chức có liên quan. Nhiều hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là các KOC, KOS, KOL (người có ảnh hưởng mạnh) làm chủ, các cá nhân đã chủ động kê khai, khắc phục nộp vào ngân sách nhà nước, nộp hơn 40 tỷ đồng.
Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Sơn Đồng phát động thi đua cao điểm

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Sơn Đồng phát động thi đua cao điểm

(PNTĐ) - Ngày 10/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Sơn Đồng tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, công bố các quyết định về công tác cán bộ; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ và Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030.