Các điểm di tích Hà Nội đông kín khách đến tham quan dịp nghỉ lễ

Chia sẻ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại Hà Nội, đông đảo nhân dân và du khách đã đến các khu, điểm di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng vui chơi trong ngày đầu nghỉ lễ.

Từ sáng sớm ngày 30/4 đoàn người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đông kín. Dòng người đứng nghiêm trang để xem nghi thức thượng cờ, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong không khí hân hoan niềm vui kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều người đến đây với mong muốn được chụp tấm hình “check-in” kỷ niệm, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Gia đình bà Bùi Anh đến từ Thái Bình chia sẻ, sớm ngày 30/4 gia đình đã lên Hà Nội để được hòa vào không khí mừng ngày lễ trọng đại của đất nước. Tôi và gia đình đã đến Quảng trường Ba Đình xem lễ thượng cờ và xếp hàng vào Lăng viếng Bác. Tôi muốn các con ghi nhớ về lịch sử dân tộc để biết ơn những gì mình đang có hôm nay.

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, Sở Du lịch Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch số 29/KH-SDL ngày 6/3/2025 tổ chức hỗ trợ nước uống, sữa, bánh mỳ năm 2025; chuẩn bị 110.000 suất quà gồm: 1 chai nước và 1 bánh mỳ, hoặc 1 hộp sữa và 1 bánh mỳ cho đồng bào và du khách về Lăng viếng Bác vào các dịp lễ lớn trong năm 2025.

Các điểm di tích Hà Nội đông kín khách đến tham quan dịp nghỉ lễ - ảnh 1
Đồng bào, du khách vào Lăng viếng Bác được hỗ trợ nước uống, bánh... 

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, việc tặng quà cho đồng bào, du khách vào Lăng viếng Bác là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện tình cảm, trách nhiệm trong công tác phục vụ, đón tiếp, tuyên truyền của mỗi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ làm nhiệm vụ bên Lăng Bác Hồ.

Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã đón hàng nghìn du khách đến tham quan triển lãm “Con đường thống nhất” tại khu Nhà D67 và “check-in” Cột cờ Hà Nội trọng ngày 30/4. Bên cạnh đó, du khách còn được xem miễn phí biểu diễn múa rối nước. Tối cùng ngày tại đây đã diễn ra chương trình nghệ thuật chính luận "50 năm đất nước trọn niềm vui" thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến xem. Cụ thể, dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế Lao động (1/5) chuẩn bị số lượng quà tặng là 50.000 suất; dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5) là 25.000 suất và dịp Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9) là 35.000 suất.

Đây là sự kiện thường niên, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gửi gắm tình cảm của thành phố Hà Nội tới đồng bào cả nước và du khách đến Hà Nội về Lăng viếng Bác; đồng thời lan tỏa hình ảnh du lịch Hà Nội là điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn

Các điểm di tích Hà Nội đông kín khách đến tham quan dịp nghỉ lễ - ảnh 2
Dịp này Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam miễn thu phí khách tham quan từ ngày 30/4 đến hết ngày 4/5/2025. 

Tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ, rất đông khách đến tham quan Bảo tàng. Do quá tải vì lượng khách đến Đông, khoảng 10h30 sáng 30/4, Bảo tàng phải tạm dừng đón khách. Được biết, dịp này Bảo tàng miễn thu phí khách tham quan trong 5 ngày, từ ngày 30/4 đến hết ngày 4/5/2025. Chị Đinh Thu Huế đến từ Bắc Ninh chia sẻ: Tôi đưa các con tham quan các điểm di tích, nhất là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam để các con hiểu hơn lịch sử hoà hùng của dân tộc, biết trân trọng giá trị của nền độc lập đang có. 

Tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, dòng người xếp hàng mua vé vào tham quan di tích rất đông từ lúc 7h30. Du khách đến đây nhiều người mặc đồng phục cờ đỏ sao vàng, tay cầm quốc kỳ và lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để bày tỏ niềm hân hoan tự hào dân tộc. 

Hòa chung không khí đầy tự hào của kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, khi đứng trước những di tích lịch sử, du khách, nhất là thế hệ trẻ hôm nay không chỉ hiểu rõ hơn về lịch sử của dân tộc mình, mà còn hun đúc thêm tinh thần yêu nước, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.