Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.

Với chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân Châu Âu”, chương trình năm nay không chỉ là dịp để tôn vinh văn học di dân, mà còn là nơi hội tụ và tỏa sáng của những cây bút nữ Việt Kiều tiêu biểu, những người đang viết tiếp các hành trình văn hóa mang màu sắc bản địa lẫn toàn cầu.

Với sự tham gia của các tổ chức văn hóa uy tín như Goethe-Institut (Đức), Institut français (Pháp), British Council (Anh), Đại sứ quán Cộng hòa Czech, Tây Ban Nha và Ý, Những ngày Văn học Châu Âu 2025 không chỉ là một chuỗi sự kiện văn học, mà còn là nhịp cầu đối thoại xuyên biên giới giữa Việt Nam và châu Âu.

Năm 2025 cũng là một cột mốc quan trọng với nhiều kỷ niệm ngoại giao: 35 năm quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu, 75 năm quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Czech và 50 năm quan hệ Việt Nam – Đức, góp phần làm sâu sắc hơn nền tảng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025 - ảnh 1
Buổi gặp gỡ báo chí giới thiệu về Những ngày văn học Châu Âu diễn ra tại Viện Goethe, Hà Nội. 

Tâm điểm của chương trình năm nay chính là sự hiện diện và tôn vinh các nhà văn nữ gốc Việt đang sống và sáng tác tại châu Âu – những người không chỉ đóng vai trò quan trọng trong dòng chảy văn học đương đại, mà còn đang góp phần mở rộng biên giới văn chương bằng những thực hành đa ngành: Từ tiểu thuyết, báo chí, đến sân khấu, điện ảnh...

Trong đó, những tên tuổi như Vanessa Vũ, Khuê Phạm, Cécile Pin, Anna Mọi, Nghiêm Quỳnh Trang… sẽ là những gương mặt nổi bật đại diện cho nhiều thế hệ và phong cách sáng tác khác nhau. 

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025 - ảnh 2
Nữ nhà văn Việt kiều Khuê Phạm tham gia "“Những ngày Văn học Châu Âu” 2025.

Ngay trong ngày khai mạc (8/5), tọa đàm “Âm vang kiên cường: Những tiếng nói của nữ nhà văn gốc Việt” diễn ra vào hồi 18:30 tại Goethe-Institut Hà Nội hứa hẹn sẽ mở ra một không gian thảo luận đầy cảm xúc. Các nhà văn sẽ chia sẻ hành trình sáng tác trong tư cách là phụ nữ, người di dân, và người mang căn tính Việt tại châu Âu. Những câu chuyện của họ phản ánh sự giằng co giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc và sự hòa nhập – các vấn đề vốn là trọng tâm của văn học di dân.

Trong các ngày tiếp theo, công chúng Thủ đô sẽ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các tác giả thông qua hàng loạt hoạt động đa dạng như workshop viết văn, làm phim, viết kịch bản, sáng tác podcast.

Đặc biệt, Cécile Pin, tác giả có tiểu thuyết đầu tay từng lọt vào danh sách sơ khảo của Giải thưởng Văn học dành cho Nữ giới (Women’s Prize for Fiction), giải Prix Femina Étranger và vào danh sách chung khảo của Giải thưởng Văn học dành cho tác phẩm đầu tay của Waterstones– sẽ dẫn dắt buổi workshop “Hành trình viết tiểu thuyết” (9.5) tại Hội đồng Anh (Tầng 3, Lancaster Luminaire, 1152–1154 Láng, Hà Nội), chia sẻ từ kinh nghiệm cá nhân đến kỹ thuật viết lách cho các cây bút trẻ đang tìm kiếm hướng đi.

Trong khi đó, nhà báo kiêm tiểu thuyết gia Khuê Phạm sẽ tổ chức một buổi hướng dẫn đặc biệt (10/5) về cách lồng ghép kỹ năng báo chí vào tác phẩm văn học, mở rộng khả năng sáng tạo từ chất liệu đời sống thực.

Cũng trong ngày này, Nghiêm Quỳnh Trang – nhà làm phim gốc Việt tại Séc – sẽ mang đến workshop về viết kịch bản và sau đó tiếp tục đồng hành trong buổi làm phim hoạt hình (11/5), nơi người tham gia được trải nghiệm cách chuyển thể văn học thành hình ảnh sinh động.

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025 - ảnh 3
Nhà văn Vanessa Vu. Theo Ban tổ chức, những gương mặt nữ nhà văn được lựa chọn đều có thành tựu nhất định trong sự nghiệp và họ đại diện cho tiếng nói của đương đại. 

Song hành cùng các buổi thực hành là những buổi tọa đàm mang tính học thuật và chiều sâu tư tưởng, như: “Cội nguồn cảm hứng: Văn hoá, Trải nghiệm và Con chữ” (10.5), “Graphic novel: Truyện tranh hay tranh truyện?” (11.5), hay “Căn tính di dân và sang chấn thế hệ” (11.5), nơi các diễn giả – bao gồm nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, họa sĩ Clément Baloup, nhà văn Phùng Hồng Minh, và nhà báo Hồng Vân – cùng chia sẻ những góc nhìn liên ngành, phản ánh cách văn chương đương đại đang ngày càng kết nối với các lĩnh vực nghệ thuật khác.

Chương trình sẽ khép lại vào tối 12/5 với workshop “Từ báo chí đến podcast” do Vanessa Vũ hướng dẫn – một ví dụ sống động cho sự giao thoa giữa thông tin, cảm xúc và công nghệ trong thời đại số, khi podcast đang trở thành một hình thức kể chuyện mới mẻ, thu hút nhiều người trẻ.

Có thể nói, Những ngày Văn học Châu Âu 2025 không chỉ là một sự kiện văn hóa – văn học thường niên, mà năm nay còn là dịp đặc biệt để tôn vinh tiếng nói của các nữ nhà văn Việt Kiều: kiên cường, sáng tạo và không ngừng vượt thoát khỏi ranh giới. Họ chính là hiện thân của một thế hệ di dân đang tự tin góp mặt vào văn học châu Âu.


Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

(PNTĐ) - Tối 10/5, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) một lần nữa trở thành tâm điểm của làn sóng giải trí, khi hơn 50.000 khán giả bất chấp mưa tầm tả để hòa mình trong đêm nhạc “Anh Trai Say Hi - Concert Đêm 6” với chủ đề Pas Plus Encore. Đây là đêm cuối cùng, khép lại chuỗi sáu đêm concert tại TP. HCM và Hà Nội, đồng thời là mốc son đánh dấu hành trình gần một năm của 30 “Anh Trai” - những chàng trai đa tài đang làm mưa làm gió trên thị trường giải trí Việt.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.