Sao mai Thu Hằng: Khát vọng nối dài nhạc cách mạng

Chia sẻ

Quán quân Sao mai dòng nhạc dân gian 2015 - Nguyễn Thu Hằng chính thức phát hành album CD nhạc cách mạng: “Hằng”. Album được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 năm nay. Đây là album cô dành tặng bố mình, một người lính, và khát vọng sẽ lan toả đến thế hệ trẻ những ca khúc cách mạng nổi tiếng.

Sao mai Thu Hằng (áo dài ở giữa) trình diễn ca khúc trong albumSao mai Thu Hằng (áo dài ở giữa) trình diễn ca khúc trong album

Một cách làm mới nhạc cách mạng

Album “Hằng” không chỉ gây bất ngờ khi Thu Hằng hát nhạc cách mạng, bởi cô dường như “đóng đinh” với hình ảnh nữ nghệ sĩ dòng nhạc âm hưởng dân gian nhẹ nhàng, duyên dáng, cô còn mang đến một ấn tượng khi hát nhạc cách mạng theo cách rất riêng, rất mới mà vẫn không làm mất đi tinh thần của ca khúc gốc.

NSND Thu Hiền đã nghe đi nghe lại nhiều lần album của Thu Hằng, xúc động chia sẻ: “Tôi hơi ngỡ ngàng về album, Thu Hằng đã rất chịu khó sáng tạo với một cách hát mà chỉ cần nhắm mắt vào là thấy yên bình, đưa chúng ta trở về với không khí thời đại đã qua một cách nhẹ nhàng. Từ Thu Hằng, tôi thấy âm nhạc thực hiện được sứ mệnh kết nối thế hệ rất tuyệt vời”.

Thu Hằng cho biết: “Mỗi khi được nghe các ca khúc nhạc cách mạng, Hằng luôn cảm thấy tự hào về quê hương đất nước mình, luôn biết ơn thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu cho hoà bình hôm nay, như thấy mình được học các bài học lịch sử, hiểu hơn những thăng trầm, gian khổ mà đất nước đã trải qua. Chính vì vậy, là một nghệ sĩ trẻ, Hằng nghĩ, mình phải có sứ mệnh tiếp tục đem các ca khúc này tiếp cận với đông đảo thế hệ khán giả trẻ, cùng các bạn trẻ nối dài mãi những bài học lịch sử qua âm nhạc, để ngọn lửa yêu và tự hào về quê hương đất nước, con người Việt Nam luôn cháy bỏng. Đó là khát vọng và cũng là thông điệp mà Hằng gửi đến khán giả qua album”.

Trên con đường sự nghiệp của mình, Thu Hằng luôn định hướng cho mình một lối đi riêng biệt, đó là trẻ hoá những ca khúc âm nhạc mang âm hưởng dân gian nhằm chinh phục khán giả trẻ. Việc bất ngờ “rẽ lối” sang nhạc cách mạng ở dự án lần này của Thu Hằng cũng không nằm ngoài nỗ lực bền bỉ ấy.

Tinh thần làm mới của “Hằng” cũng đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của những chàng trai của nhóm nhạc Oplus - nhóm nhạc khách mời duy nhất trong dự án. “Theo quan điểm của chúng tôi, trong dòng chảy của âm nhạc Việt Nam, bên cạnh việc sáng tạo với âm nhạc hiện đại, thì người làm âm nhạc cũng cần có vai trò bảo tồn các dòng nhạc có giá trị lịch sử quý báu. Chúng tôi không ủng hộ những lối đi cũ kỹ, và ngược lại, rất hứng thú với những cách làm mới để góp phần gìn giữ kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam nói chung và nhạc cách mạng nói riêng. Có những người trẻ táo bạo làm mới như Thu Hằng thì chúng tôi tin âm nhạc truyền thống Việt Nam sẽ được nối dài mãi…” - nhóm OPlus nói.

Điều đẹp đẽ từ sự trường tồn

Không chỉ gây bất ngờ về cách hát nhạc cách mạng tươi mới, trẻ trung, album của Nguyễn Thu Hằng còn khiến công chúng đặt nhiều dấu hỏi với chính cái tên của album”: “Hằng”.

Sao mai Thu Hằng lý giải, “Hằng” cũng có nghĩa là trường tồn, với mong muốn các tác phẩm nhạc cách mạng sẽ sống mãi. Không những thế, tên gọi và hình ảnh album với một Thu Hằng có suối tóc thề đen nhánh còn ẩn chứa vẻ đẹp sâu thẳm của người con gái Việt Nam trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. "Hằng" nghĩa là ánh trăng, một hình ảnh có sức gợi đến "Mảnh trăng cuối rừng" của nhà văn Nguyễn Minh Châu mà nhiều thế hệ trẻ đã say mê từ trong các trang sách giáo khoa phổ thông.

Hình ảnh nhân vật Nguyệt và tình yêu của cô với người lính lái xe trong bom đạn khốc liệt trên đường Trường Sơn hiện lên lung linh huyền ảo, chập chờn ấn hiện như Mảnh trăng cuối rừng. Trong bối cảnh đó, hình ảnh cô thanh niên xung phong với từng sợi tóc đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao" đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.

Với nỗ lực của mình, album “Hằng” của Nguyễn Thu Hằng là một trong những sản phẩm ít ỏi chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó không phải là sản phẩm mang tính kỷ niệm, mà đó là sản phẩm thể hiện sự biết ơn của một người trẻ đối với thế hệ cha anh đã ngã xuống vì hoà bình, độc lập hôm nay.

Bài và ảnh Hoàng Nhi 

Tin cùng chuyên mục

Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

(PNTĐ) - Trước những nỗ lực thực hiện chương trình Talkshow và Biểu diễn Vũ kịch Hạt gạo làng ta của các sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn diễn ra hôm 14/5, nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả bài thơ “Hạt gạo làng ta” đã phải xúc động thốt lên: “Tôi xin… lạy! Các bạn làm quá giỏi!”
Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

(PNTĐ) - Tình yêu giữa người và trí tuệ nhân tạo tưởng chừng là một khái niệm viễn tưởng xa vời, nhưng trở thành "có thật" trong Tiểu thuyết Người tình của Elara. Ở đó, mối tình chạm đến nỗi cô đơn sâu kín nhất của con người hiện đại, thì thầm với độc giả một điều: “Hãy yêu lại chính mình, từ đoạn đời đã từng tổn thương”.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

(PNTĐ) - Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND tại kỳ họp thứ 22 (khóa XVI), ngày 29/4/2025, ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản và công trình kiến trúc cần được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Đây là bước triển khai cụ thể Luật Thủ đô và các quy định liên quan trong công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.