Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).

Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là hoạt động thiết thực của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025). Triển lãm giới thiệu 60 tác phẩm được chọn lọc trong hàng trăm tác phẩm sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh nhấn mạnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Lãnh tụ vĩ đại, người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người là chiến sỹ vĩ đại của phong trào cộng sản quốc tế, đấu tranh không biết mệt mỏi cho độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Nhân dân thế giới nhớ đến Người như một biểu tượng của tự do và hòa bình.

Cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại và lối sống vô cùng giản dị, sự tận tụy hết lòng vì đất nước và nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim các nghệ sỹ, trở thành nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt. Họ vẽ tranh, tạc tượng về Người như một sự thôi thúc tình cảm tự nhiên, xuất phát từ tấm lòng, tình yêu, sự ngưỡng mộ và tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những tác phẩm hội họa, điêu khắc về Người không chỉ là sự khắc họa hình ảnh, còn là sự thể hiện tình cảm chân thành, lòng yêu kính vô bờ bến của các nghệ sĩ dành cho Bác.

Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”  - ảnh 1
Khai mạc triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” giới thiệu 60 tác phẩm được chọn lọc trong hàng trăm tác phẩm sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bao gồm các thể loại và chất liệu như: hội họa, đồ họa, điêu khắc, tranh thêu, tranh trổ giấy, tượng của các nghệ nhân dân gian...

Những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm lần này đều khắc họa những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ thời niên thiếu, qua những năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, Người trở về nước và trực tiếp dẫn dắt cách mạng Việt Nam thành công...

Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”  - ảnh 2
“Bác Hồ với thầy thuốc” - Nguyễn Trọng Cát.

Hình ảnh Bác Hồ với các tầng lớp nhân dân được các họa sỹ khắc họa sinh động qua tác phẩm: “Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng” của họa sỹ Đỗ Hữu Huề, “Bác Hồ thăm vườn trẻ” của họa sỹ Hoàng Đạo Khánh, “Bác Hồ với nông dân” của họa sỹ Văn Thơ, “Bác Hồ với thầy thuốc” của họa sỹ Trọng Cát, “Bác Hồ với Tây Nguyên” của họa sỹ Xu Man, “Người cha của lực lượng vũ trang” của nhà điêu khắc Minh Đỉnh…

Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”  - ảnh 3
Các đại biểu tham quan triển lãm.

Bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, các nghệ nhân bàn tay vàng như Song Hỷ, Vũ Đức Trọng đã thể hiện chân thực hình ảnh Bác Hồ qua những bức tranh thêu huyền ảo... Đặc biệt, các họa sỹ quốc tế cũng dành nhiều tình cảm sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các tác phẩm thể hiện rất thành công về chân dung Người như David Thomas (Hoa Kỳ), Lee Sang Phil (Hàn Quốc)…

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” là dịp để ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa kiệt xuất, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để công chúng trong nước và quốc tế hiểu thêm về cuộc đời bình dị và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 30/5/2025.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Quỳnh Hoa- Trí Anh đối thoại thế hệ bằng giai điệu xưa qua “Lãng Du”

Quỳnh Hoa- Trí Anh đối thoại thế hệ bằng giai điệu xưa qua “Lãng Du”

(PNTĐ) - Không chọn cách gây chú ý bằng kỹ xảo hay hòa âm dày đặc, Lãng Du là album acoustic mộc mạc của Quỳnh Hoa và Trịnh Trí Anh – nơi âm nhạc xưa được kể lại bằng một giọng nói mới: chân thành, giản dị và đầy lắng nghe. Hai nghệ sĩ từ hai phía thời gian đã gặp nhau trên hành trình âm nhạc không cần tái hiện, chỉ cần sống thật.
“Trại hè đặc biệt” của con và bố

“Trại hè đặc biệt” của con và bố

(PNTĐ) - Nghệ sĩ Trung Ruồi xem Bố ơi mình đi đâu thế? là cơ hội quý giá để cha con cùng nhau khám phá và lưu giữ những ký ức tuổi thơ tươi đẹp. Một "trại hè đặc biệt" - nơi có tiếng cười, sự sẻ chia và những khoảnh khắc gắn bó không thể nào quên. Anh cho rằng, đôi khi hạnh phúc chỉ đơn giản là cùng con đi chơi và cùng nhau lớn lên.
Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

(PNTĐ) - Trước những nỗ lực thực hiện chương trình Talkshow và Biểu diễn Vũ kịch Hạt gạo làng ta của các sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn diễn ra hôm 14/5, nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả bài thơ “Hạt gạo làng ta” đã phải xúc động thốt lên: “Tôi xin… lạy! Các bạn làm quá giỏi!”