Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.

Thực phẩm chức năng giả, sai công bố hoặc chứa chất cấm vẫn là vấn đề nhức nhối trên thị trường. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi năm phát hiện hàng trăm vụ vi phạm liên quan đến nhóm sản phẩm này, từ nhãn mác không đúng quy định, công bố không trung thực đến quảng cáo sai công dụng.

Nhiều trường hợp còn ghi nhận sản phẩm có chứa tạp chất gây hại hoặc không rõ nguồn gốc. Hệ lụy không chỉ dừng ở rủi ro sức khỏe cho người dùng, mà còn làm xói mòn niềm tin vào các kênh phân phối hợp pháp.

Trong khi đó, thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, với hàng chục nghìn sản phẩm lưu hành. Tuy nhiên, công tác hậu kiểm vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng “hợp thức hóa sản phẩm bằng hồ sơ” khi giấy tờ pháp lý đầy đủ nhưng chất lượng thực tế không đảm bảo vẫn tồn tại. Do đó, việc tăng cường kiểm tra thực tế bên cạnh hồ sơ pháp lý đang trở nên cấp thiết.

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp - ảnh 1
Nhà thuốc FPT Long Châu đã ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

Nhằm chủ động kiểm soát chất lượng đầu vào, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu đã ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, để triển khai cơ chế “kiểm tra kép”. Đây được xem như một ví dụ điển hình, bước đi được xem là tín hiệu tích cực trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo thỏa thuận, Viện sẽ định kỳ hoặc đột xuất lấy mẫu các sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất tại nhà thuốc hoặc từ nhà cung cấp. Các mẫu này sẽ được kiểm nghiệm, giám định và đánh giá chất lượng theo quy chuẩn hiện hành, kết hợp cùng việc kiểm tra hồ sơ pháp lý theo đúng quy định.

Gần đây, hệ thống nhà thuốc Long Châu đã ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia – một bước đi được xem là tín hiệu tích cực trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc hợp tác được kỳ vọng sẽ góp phần sàng lọc, loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ngay từ khâu đầu vào, đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng. Đây cũng là bước đi cụ thể hóa chiến dịch minh bạch hóa chuỗi cung ứng mà Long Châu đang theo đuổi, nhằm nâng cao niềm tin và tiêu chuẩn ngành phân phối dược phẩm, thực phẩm chức năng.

Được biết, hiện Việt Nam có hơn 200 đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm, bao gồm cơ quan nhà nước và tổ chức tư nhân được chỉ định. Trong đó, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia (trực thuộc Bộ Y tế) là cơ quan tuyến cao nhất và đóng vai trò trọng tài quốc gia trong lĩnh vực kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Viện sở hữu hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, nhân lực chuyên sâu và đủ năng lực thực hiện các hoạt động kiểm nghiệm, chứng nhận, giám định, đánh giá hệ thống, nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành.

Theo PGS.TS. Trần Cao Sơn - Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm, việc hợp tác với doanh nghiệp phân phối lớn là bước tiến cần thiết để tăng cường năng lực giám sát chất lượng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường: “Sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn và đơn vị kinh doanh sẽ giúp thiết lập một quy trình kiểm soát minh bạch, bài bản hơn. Ngoài việc lấy mẫu kiểm nghiệm, chúng tôi cũng sẽ đồng hành trong đào tạo, chuyển đổi số và xây dựng cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc”.

Phía Long Châu cho biết thêm, toàn bộ thông tin sản phẩm, bao gồm giấy tiếp nhận công bố, số đăng ký, công dụng, thành phần, nơi sản xuất sẽ được công khai trên hóa đơn, website và ứng dụng để người dân dễ dàng tra cứu. Đây là bước tiếp theo trong chiến dịch “Xuất xứ minh bạch vì một Việt Nam khỏe mạnh” mà hệ thống này triển khai, nhằm tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin người tiêu dùng.

Trong bối cảnh thị trường dược và thực phẩm chức năng phát triển nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng, việc chủ động hợp tác với các đơn vị kiểm nghiệm đầu ngành là hướng đi cần thiết để siết chặt quản lý đầu vào, đảm bảo an toàn cho cộng đồng, đồng thời tạo ra chuẩn mực minh bạch mới trong ngành bán lẻ dược phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.