Phẫu thuật nội soi cấp cứu lấy “ghim sắt dài 2cm” đâm thủng ruột non người bệnh

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội đã thực hiện phẫu thuật nội soi cấp cứu lấy thành công dị vật ra khỏi đường tiêu hóa của người bệnh. Dị vật là 1 chiếc ghim sắt, dài khoảng 2cm đâm thủng ruột non của người bệnh.

Trước đó, bệnh nhân tới Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội trong tình trạng đau bụng nhiều vùng bụng quanh và dưới rốn, đau ngày càng tăng, liên tục. Người bệnh được thăm khám, một số xét nghiệm máu và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. Kết quả phát hiện có khí tự do ổ bụng và một dị vật cản quang đâm xuyên thành ruột non.

Bệnh nhân được chỉ định mổ nội soi cấp cứu. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện dị vật là 1 chiếc ghim sắt, dài khoảng 2cm đã đâm thủng ruột non của người bệnh, gây nên tình trạng viêm phúc mạc. Các Bác sĩ tiến hành lấy bỏ dị vật và khâu lại lỗ thủng ruột non, lau rửa ổ bụng. Sau khoảng 01 giờ phẫu thuật ca mổ thực hiện thành công.

Phẫu thuật nội soi cấp cứu lấy “ghim sắt dài 2cm” đâm thủng ruột non người bệnh - ảnh 1
Bác sĩ BV Hữu Nghị Hà Nội khám cho bệnh nhân.

BS Hoàng Việt Dũng – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, người thực hiện ca mổ cho biết: “Thủng ruột non nói riêng hay bất kỳ lỗ thủng nào tại đường tiêu hoá nói chung đều gây chảy dịch tiêu hoá vào ổ bụng, gây nên tình trạng viêm phúc mạc, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, nhiễm độc nặng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Ở người bệnh này, nhờ đến bệnh viện sớm và được phẫu thuật cấp cứu kịp thời nên chưa dẫn đến các biến chứng nặng, vì vậy quá trình hồi phục sau mổ diễn ra một cách thuận lợi”. 2 ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã có lưu thông ruột. 5 ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã ăn uống và sinh hoạt bình thường và có thể xuất viện.

Theo bác sỹ Dũng, dị vật đường tiêu hóa thường là tăm, xương cá, xương gà, viên thuốc chưa bóc vỏ, nắp chai bia, nắp bút, ghim sắt, kẹp giấy… trường hợp bị hóc những dị vật này chủ yếu là người cao tuổi và thường do sơ ý trong quá trình ăn uống. Chỉ những sơ ý nhỏ có thể để lại hậu quả lớn cho bệnh nhân.

Người hóc dị vật có thể phải trải qua cuộc đại phẫu tốn kém chi phí, thời gian thậm chí còn có thể tử vong. Như trường hợp của của người bệnh nhân này nếu không mổ kịp thời lấy dị vật ra có thể thủng ruột non gây xuất huyết tiêu hóa, hoặc lại gây thủng chỗ khác, gây nhiễm trùng toàn thể ổ bụng, nguy hiểm đến tính mạng.

Dị vật đường tiêu hóa là một cấp cứu ngoại khoa cần được phát hiện và xử trí sớm. Nếu người bệnh đến sớm, chưa viêm nhiễm nặng có thể mổ nội soi khi đầy đủ trang thiết bị và kỹ thuật cho phép. Mổ nội soi là phương pháp ít xâm lấn làm giảm các biến chứng, giảm đau, giảm thời gian nằm viện, thẩm mỹ… so với phương pháp mổ mở truyền thống.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi ăn uống, nhai kĩ, trông nom trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý tâm thần cẩn thận để tránh nguy cơ nuốt phải dị vật. Trong trường hợp không may nuốt phải dị vật, nghi ngờ nuốt phải dị vật hoặc đau bụng, buồn nôn mà không giải thích được nên đưa người bệnh đi kiểm tra sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần thứ 4

Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần thứ 4

(PNTĐ) - Báo Sức khỏe & Đời sống vừa tổ chức “Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh. Chương trình được tổ chức tại Dinh Độc Lập, di tích lịch sử nổi tiếng tọa lạc tại trung tâm Thành phố, đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng ngàn người dân địa phương và du khách.
Cảnh giác với thực phẩm bẩn

Cảnh giác với thực phẩm bẩn

(PNTĐ) - Vừa qua, cảnh sát Kinh tế Hà Nội triệt phá 9 vụ buôn bán thực phẩm bẩn chỉ trong chưa đầy 1 tháng. Cụ thể, Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố phối hợp Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, phát hiện, bắt giữ 9 vụ thực phẩm bẩn, khối lượng lớn.
Zona thần kinh ở người cao tuổi

Zona thần kinh ở người cao tuổi

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân nhập viện tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương do zona thần kinh. Đây là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt những người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch, với nguy cơ biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời.
Sởi ở người lớn

Sởi ở người lớn

(PNTĐ) - Không còn là căn bệnh “của trẻ con”, sởi đang quay trở lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người lớn. Nhiều bệnh nhân trưởng thành nhập viện trong tình trạng nguy kịch, gặp các biến chứng như viêm phổi nặng, tiêu chảy cấp, thậm chí suy hô hấp tiến triển (ARDS) phải can thiệp bằng kỹ thuật ECMO.
Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

(PNTĐ) - Mới đây, Bệnh viện Tim Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đến thăm, khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội.