Hiệu quả từ chương trình giáo dục lịch sử địa phương tại Hoàng thành Thăng Long

Thu Phương - Đỗ Mai An
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, các hoạt động triển lãm, trưng bày định kỳ, chuyên đề tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long đều dành những nội dung xứng đáng và bố trí không gian trải nghiệm, tương tác cho trẻ em. Đây cũng là một cách tiếp cận mới, tiên tiến ở các nước phát triển.

Ở các nước phát triển đều rất quan tâm, đã tiến rất xa trong các hoạt động giáo dục ở bảo tàng và di tích. Học sinh đến bảo tàng, di tích để học, để tăng thêm kiến thức và kỹ năng gắn liền với mỗi bộ sưu tập hiện vật, mỗi cuộc trưng bày chuyên đề. Bên cạnh không gian trưng bày hiện vật, triển lãm, không gian ngoài trời của bảo tàng được tận dụng để tổ chức các hoạt động thực hành về nghệ thuật, học tập về lịch sử văn hóa.

Hiệu quả từ chương trình giáo dục lịch sử địa phương tại Hoàng thành Thăng Long - ảnh 1
Học sinh tham gia trải nghiệm "Em làm nhà khảo cổ" tại Hoàng thành Thăng Long

Vì vậy, ở Việt Nam, các bảo tàng, di tích, khu di sản thế giới cần chủ động xây dựng các chương trình học tập, giáo dục phù hợp với lứa tuổi và cấp học, bám sát chương trình học tập và các môn học của các em ở trên lớp; xây dựng các bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên và học sinh tìm hiểu về di sản, phục vụ cho mục đích giảng dạy và học tập. Tài liệu giới thiệu về di sản dùng cho học sinh là thứ “cẩm nang” rất cần cho mọi lứa tuổi học sinh, việc xây dựng tài liệu giới thiệu về các di sản là việc làm cần thiết, tuy nhiên cần phải được biên soạn phù hợp với từng cấp học, kèm hình ảnh đẹp về di sản; Đồng thời dành nguồn kinh phí để triển khai hiệu quả chương trình này.

Học sinh đến bảo tàng, di tích để học tập, để tăng thêm kiến thức và kỹ năng gắn liền với mỗi bộ sưu tập hiện vật, mỗi cuộc trưng bày chuyên đề. Theo hướng tiếp cận đó, các trưng bày, triển lãm, các chương trình Tết Việt, Vui Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ xưa và nay, các chương trình học đường… tại Hoàng thành Thăng Long đã đem đến cho các em học sinh nhiều trải nghiệm thú vị, giúp các em tìm về cội nguồn, trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử của cha ông để lại. Thông qua các hoạt động tương tác, trải nghiệm đã giúp các em hào hứng hơn với các chuyến tham quan, dã ngoại, vốn trước đây chỉ đi cho có, ít thu được kết quả.

Hiệu quả từ chương trình giáo dục lịch sử địa phương tại Hoàng thành Thăng Long - ảnh 2Hiệu quả từ chương trình giáo dục lịch sử địa phương tại Hoàng thành Thăng Long - ảnh 3
Hoạt động trải nghiệm đã góp phần giáo dục lịch sử cho các thế hệ tương lai của Thủ đô

 

Có thể nói, trong những năm qua, Hoàng thành Thăng Long đã thu được những kết quả hết sức tích cực trong chương trình Giáo dục di sản. Bắt đầu khởi động từ cuối năm 2016, đã có hơn 1000 học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản. Năm 2017, hơn 2600 học sinh; năm 2018 - 2019 có hơn 120.000 lượt học sinh tham quan, học tập tại khu di sản, trong đó có gần 30.000 em tham gia chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới, vừa học vừa chơi, trải nghiệm và sáng tạo.

Các nhà trường đã có thay đổi quan điểm về học tập ngoại khóa, chỉ đưa học sinh tham quan bảo tàng, di tích cho có, theo phong trào nên thường đi theo từng đợt, đến với số lượng quá đông, bởi vậy hiệu quả học tập không cao, gây áp lực về khả năng đón tiếp cho các bảo tàng, di tích, khu di sản, nhất là đối với những đơn vị có cơ sở vật chất hạn hẹp, không gian, diện tích nhỏ. Việc học tập ngoại khóa (ngoài nhà trường) phải được tiến hành thường xuyên, chủ động, phù hợp với chương trình học tập trên lớp.

Hiệu quả từ chương trình giáo dục lịch sử địa phương tại Hoàng thành Thăng Long - ảnh 4Hiệu quả từ chương trình giáo dục lịch sử địa phương tại Hoàng thành Thăng Long - ảnh 5
Hiệu quả từ chương trình giáo dục lịch sử địa phương tại Hoàng thành Thăng Long - ảnh 6Hiệu quả từ chương trình giáo dục lịch sử địa phương tại Hoàng thành Thăng Long - ảnh 7

Đến nay, Hoàng thành Thăng Long đã phát triển và xây dựng các chương trình giáo dục di sản cho học sinh cả cấp Tiểu học và THCS

Cần đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục di sản với yêu cầu phù hợp, hấp dẫn, tăng hoạt động trải nghiệm, tương tác, khơi gợi sự sáng tạo và ham hiểu biết của học sinh. Xây dựng quan điểm tiếp cận mới: Làm cho học sinh chủ động khám phá, tìm hiểu di tích; Tổ chức cho học sinh đi học, tham quan thành nhóm nhỏ, có kế hoạch, có mục tiêu cụ thể (trước, trong, sau tham quan).

Một ví dụ nổi bật là thành công của chương trình Em làm nhà khảo cổ, được xây dựng từ quan điểm và phương pháp đổi mới, lấy học sinh là trung tâm, là động lực và mục tiêu hướng tới. Khởi đầu từ sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Hà Nội với Góc Khám phá “Em làm nhà khảo cổ”, đến nay, Hoàng thành Thăng Long đã phát triển và xây dựng các chương trình giáo dục di sản cho học sinh cả cấp Tiểu học và THCS. Chương trình đã được các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh ủng hộ, tham gia tích cực, góp phần lan tỏa những thông điệp bảo vệ di sản trong cộng đồng.

Để giáo dục nhận thức về di sản có hiệu quả, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành Giáo dục đào tạo và ngành Văn hóa đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Nhằm cung cấp cho các em học sinh những kiến thức lịch sử của Thăng Long - Hà Nội gắn với sự trải nghiệm thực tế tại các khu di tích, từng bước đưa di sản tiếp cận trường học và thế hệ trẻ, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình giáo dục di sản tại Hoàng thành Thăng Long 2 lần (lần thứ nhất năm 2018, lần thứ hai năm 2023). Hai đơn vị thống nhất chủ trương phối hợp triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh tại các di tích lịch sử văn hóa đến các trường học, các cơ sở giáo dục tại địa phương và trên địa bàn Thành phố, góp phần tuyên truyền quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội và dân tộc.

Hiệu quả từ chương trình giáo dục lịch sử địa phương tại Hoàng thành Thăng Long - ảnh 8
Ðổi mới giáo dục về di sản văn hóa, lịch sử vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là biện pháp để gìn giữ di sản cho hiện tại và tương lai. 

Theo văn bản ký kết, hàng năm, các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đưa học sinh tới học tập, trải nghiệm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Đây là chương trình ngoại khóa gắn với bộ môn Lịch sử địa phương. Hằng năm, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hợp tác, tổng hợp thông tin phản hồi, ý kiến đóng góp của học sinh, giáo viên để từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng tổ chức chương trình. Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội đã hướng dẫn các đơn vị phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội nghiên cứu, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được tiếp cận và triển khai chương trình giáo dục di sản, tổ chức các chuyến tham quan, học tập, dã ngoại cho học sinh đảm bảo an toàn, bổ ích, phù hợp lứa tuổi học sinh. Theo các nội dung đã thỏa thuận Sở Giáo dục đào tạo đã chỉ đạo Phòng Giáo dục đào tạo các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trường học trực thuộc chủ động phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội để tổ chức chương trình “Giáo dục di sản” cho học sinh tại Khu di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa, góp phần tuyên truyền giáo dục nếp sống văn hóa, truyền thống lịch sử cho học sinh. Đây là một tín hiệu tích cực để công tác giáo dục di sản tại Hoàng thành Thăng Long đi vào chiều sâu, tạo hiệu quả bền vững, là ví dụ điển hình cho việc phối hợp giữa các ngành trong giáo dục nhận thức về di sản. Tuy nhiên để công tác này thật sự phát huy ý nghĩa xã hội, cần có sự nỗ lực hơn nữa của ngành Giáo dục, Văn hóa, các khu di sản và cả cộng đồng.

Theo Thỏa thuận hợp tác, hàng năm các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Trung tâm đưa học sinh tới tham quan, học tập, trải nghiệm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long vào những khoảng thời gian thích hợp trong năm học. Đây là chương trình ngoại khóa gắn với bộ môn Lịch sử địa phương. Trong đó, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã xây dựng các chương trình học tập phù hợp với các cấp học và lứa tuổi. Hàng năm, Trung tâm sẽ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hợp tác; tổng hợp thông tin phản hồi, ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các em học sinh để từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng tổ chức chương trình.

Ðổi mới giáo dục về di sản văn hóa, lịch sử vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là biện pháp để gìn giữ di sản cho hiện tại và tương lai. Làm tốt công tác giáo dục di sản sẽ góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ di sản và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng của thế hệ trẻ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Có thể nói, trong những năm qua, Hoàng thành Thăng Long đã thu được những kết quả hết sức tích cực trong chương trình Giáo dục di sảnBắt đầu khởi động từ cuối năm 2016, đã có hơn 1000 học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản. Năm 2017, hơn 2600 học sinh; năm 2018 - 2019 có hơn 120.000 lượt học sinh tham quan, học tập tại khu di sản, trong đó có gần 30.000 em tham gia chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới, vừa học vừa chơi, trải nghiệm và sáng tạo.

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa theo gương Bác: Dấu ấn 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 tại Phú Thượng

Giữ lửa theo gương Bác: Dấu ấn 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 tại Phú Thượng

(PNTĐ) - Trong không khí tháng 5 lịch sử, Đảng bộ phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho hơn 30 đảng viên lão thành - những người đã dành trọn cuộc đời cống hiến cho lý tưởng của Đảng. Sự kiện không chỉ là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, mà còn là dấu ấn ghi nhận chặng đường 10 năm đầy nỗ lực của Đảng bộ trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đưa Thủ đô phát triển xứng tầm

Đưa Thủ đô phát triển xứng tầm

(PNTĐ) -  Triển khai Luật Thủ đô năm 2024, TP Hà Nội đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đào nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô xứng tầm.
Giáo dục lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội: Góc nhìn từ Hoàng Thành - Thăng Long

Giáo dục lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội: Góc nhìn từ Hoàng Thành - Thăng Long

(PNTĐ) - Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương đối với thế hệ trẻ, thời gian qua, ngành giáo dục Hà Nội đã tăng cường công tác giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học. Qua những giờ học lịch sử địa phương, các em học sinh các cấp đã có thêm những trải nghiệm hết sức ý nghĩa, giúp các em hiểu hơn về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Từ đó, các em biết trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương.