Việt Nam sẵn sàng công tác bảo hộ công dân sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngay sau khi trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan ngoại giao Việt Nam triển khai các biện pháp bảo hộ công dân.

Hiện các Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang theo sát tình hình, nỗ lực cập nhật thông tin để tìm hiểu liệu có nạn nhân là người Việt Nam hay không. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhanh chóng gửi điện thăm hỏi tới Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và người đứng đầu chính quyền Syria Bashar al-Assad.

Việt Nam sẵn sàng công tác bảo hộ công dân sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria - ảnh 1
Trận động đất gây ra thiệt hại to lớn về người và của

Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Nhận được thông tin về vụ động đất lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, ngày 6/2, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện thăm hỏi đến Tổng thống nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống nước Cộng hòa Ả-rập Syria Bashar al-Assad.

Đây là động thái rất kịp thời thể hiện sự quan tâm chu đáo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với lãnh đạo, người dân hai nước Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Syria trước thảm họa thiên nhiên.

Hiện số người thương vong vẫn không ngừng tăng lên và công tác cứu hộ đang được tiến hành hết sức khẩn trương.

Việt Nam sẵn sàng công tác bảo hộ công dân sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria - ảnh 2
Động đất xảy ra trong đêm nên nhiều người không kịp trở tay. Công tác cứu hộ đang được tiến hành rất khẩn trương

Sẵn sàng công tác bảo hộ công dân

Sau vụ việc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria) liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại và bà con người Việt tìm hiểu thông tin, sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân nếu có công dân Việt Nam là nạn nhân.

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Phú Tân Hương, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, ngay sau khi trận động đất xảy ra, Đại sứ quán đã lập tức liên hệ với Vụ phụ trách người nhập cư và Vụ châu Á - Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, cơ quan cảnh sát và chính quyền địa phương tại 10 tỉnh bị ảnh hưởng có người thương vong, gồm Kahramanmaras, Adiyaman, Gaziantep, Hatay, Diarbakir, Kilis, Osmaniye, Sanliurfa, Adana và Malatya, để tìm hiểu thông tin liệu có nạn nhân là người Việt Nam hay không.

Theo bà Hương, do động đất cường độ mạnh, lại xảy ra vào rạng sáng, phần lớn mọi người đều ngủ say, nên con số thương vong nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng cao. “Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực tìm hiểu để có được thông tin sớm nhất có thể”, bà Hương cho biết.

Trong trường hợp cần trợ giúp, công dân Việt Nam có thể liên hệ theo số đường dây nóng bảo hộ công dân:
Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ: +90 545 785 85 48
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria): +98 9306 459 865
Tổng đài Bảo hộ công dân: +84 981 848 484

Tin cùng chuyên mục

Hoàn Kiếm: Bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hoá

Hoàn Kiếm: Bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hoá

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả giữa lòng Hà Nội hiện đại, quận Hoàn Kiếm vẫn giữ vững vai trò “trái tim văn hóa” của Thủ đô. Với một kho tàng di sản phong phú, Hoàn Kiếm không chỉ đang gìn giữ quá khứ mà còn từng bước “đánh thức” di sản thông qua phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng không gian sáng tạo gắn với văn hóa ứng xử – tạo nên bản sắc riêng không thể trộn lẫn.
Gắn kết cộng đồng, nâng tầm chất lượng sống

Gắn kết cộng đồng, nâng tầm chất lượng sống

(PNTĐ) - Trong những năm qua, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và sự đổi mới trong phương pháp triển khai, Đan Phượng đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một địa phương điển hình về văn hóa, văn minh, hiện đại.
Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương thể hiện bản chất ưu việt của Nhà nước

Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương thể hiện bản chất ưu việt của Nhà nước

(PNTĐ) - Chiều 19/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.