Cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng. Đã có nhiều ý kiến cho rằng tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa là điều cần thiết và đó là cơ hội để bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Bước đi cho công nghiệp văn hóa mới 

Theo nội dung Dự thảo, trung tâm công nghiệp văn hóa được định nghĩa là “khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá”. Các trung tâm này có thể được thành lập theo các mô hình tổ chức: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc hợp tác xã.

Đây được coi là một bước đi quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tạo nên không gian sáng tạo văn hóa mới, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp văn hóa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế mới của Thủ đô.

Cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô - ảnh 1
Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ góp phần kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. (Ảnh minh họa)

Trung tâm công nghiệp văn hóa hoạt động theo các nguyên tắc tuân thủ pháp luật và quy định của thành phố Hà Nội; đảm bảo phát triển bền vững, kết hợp giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống với đổi mới sáng tạo; phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa bao gồm quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa.

Về nguồn lực, Dự thảo Nghị quyết nêu rõ, kết hợp nguồn lực Nhà nước và tư nhân để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và sản phẩm văn hóa; kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Đầu tư cho phát triển công nghiệp văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững. Hiệu quả đầu tư được tính toán hài hòa, dài hạn trên tổng thể lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và lợi ích của toàn xã hội.

Đòn bẩy tạo sản phẩm và dịch vụ văn hoá giá trị cao

Bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, Nhà thiết kế áo dài Thảo Giảng nói: Tôi hoàn toàn ủng hộ với những chính sách từ Dự thảo Nghị quyết. Thủ đô Hà Nội vốn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Tuy nhiên,  sản phẩm văn hóa có giá trị, mang tính kinh tế cao vẫn còn hạn chế. Mong sao Trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ góp phần kết nối các nguồn lực để tạo nên những sản phẩm văn hoá sáng tạo phù hợp với thị trường  và vẫn giữ được giá trị văn hóa dân tộc. Trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ tạo môi trường để các nhà sáng tạo có cơ hội thể hiện ý tưởng sáng tạo và phát triển sản phẩm văn hóa. 

Cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô - ảnh 2
Trung tâm công nghiệp văn hóa được kỳ vọng sẽ góp phần kết nối các nguồn lực để tạo nên những sản phẩm văn hoá sáng tạo  có giá trị cao.

Còn theo TS Cao Thị Hà - Giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) sẽ tạo đòn bẩy, là bước đi then chốt và quan trọng cho việc làng nghề phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn. việc phát triển khu thương mại gắn với bảo tồn văn hóa không chỉ đơn thuần là một chiến lược kinh tế, mà còn là trách nhiệm trong việc gìn giữ bản sắc Hà Nội. Nhìn rộng ra, khi được triển khai hiệu quả, Nghị quyết này không chỉ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là trung tâm văn hóa - kinh tế hàng đầu khu vực, mà còn tạo ra một hình mẫu để các địa phương khác học hỏi và áp dụng. Đây chính là bước đi quan trọng giúp Thủ đô phát triển và là cơ hội để bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô hiện đại nhưng vẫn giữ được hồn cốt của một Thủ đô ngàn năm văn hiến.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

(PNTĐ) - Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND tại kỳ họp thứ 22 (khóa XVI), ngày 29/4/2025, ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản và công trình kiến trúc cần được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Đây là bước triển khai cụ thể Luật Thủ đô và các quy định liên quan trong công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.
Liên kết vùng - Động lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Liên kết vùng - Động lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Công nghiệp văn hóa (CNVH) đang dần trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế hiện đại, góp phần tạo dựng sức mạnh mềm và hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy liên kết vùng nhằm tạo ra các sản phẩm CNVH có giá trị gia tăng cao không chỉ là nhu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội mà còn là xu thế tất yếu đối với cả vùng đồng bằng sông Hồng.
Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

(PNTĐ) - Ca sĩ Long Nhật đang gây chú ý khi vừa đột ngột tuyên bố từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo của hai cuộc thi: Giọng ca vàng Bolero Việt Nam và Tình ca Quê hương Việt Nam do Trung tâm Giọng ca vàng Việt Nam tổ chức. Điều này dấy lên nghi ngờ nam ca sĩ có sự không hài lòng nào đó với hai cuộc thi này.